Mới đây thì các tướng pháp sư có nhiều chỉnh sửa mới nên hướng đi đường cũng với bảng bổ trợ cũng khác đi. Hãy cũng ModSkinLOLVN thảo luận về bảng bổ trợ mới cho các vị tướng vị trí Mid để có một hướng đi đúng đắn.
Khoảng thời gian Tiền Mùa Giải chính là lúc làm cho người chơi cảm thấy bối rối nhất. Có những thứ trước kia từng rất khỏe nhưng giờ lại rất yếu, và ngược lại. Cũng giống như phần lớn các tướng khác, tướng đường giữa có nhất nhiều những sự lựa chọn ở bảng bổ trợ hơn trước kia. Nó phụ thuộc khá nhiều vào lối chơi của người chơi cũng như vị tướng mà họ sử dụng, nhưng ở dưới đây, Liên Minh 360 sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về điểm bổ trợ đó, từ đó chọn cho mình một bảng bổ trợ phù hợp.
Trên đây là một bảng bổ trợ thông dụng cho các tướng pháp sư đường giữa. Có một số điểm bổ trợ ở trên bạn có thể lựa chọn khác – có rất nhiều sự lựa chọn trong bảng bổ trợ mới cho người chơi.
Ở lựa chọn thứ nhất, đó là sự lựa chọn giữa Gươm Hai Lưỡi và Nuốt Chửng. Giống như với cái tên của điểm bổ trợ, Gươm Hai Lưỡi sẽ là điểm giúp bạn phát huy hết sức mạnh của một tướng pháp sư, tuy nhiên, với lượng 2% sát thương nhận thêm, cũng có rất nhiều tranh cãi. Vài người thì nói rằng nếu phải nhận thêm sát thương, đặc biệt là với một tướng pháp sư mỏng manh, nó sẽ khá nguy hiểm, tuy nhiên không hẳn đúng, bởi không quan trọng lượng sát thương bạn nhận vào, mà điều tiên yếu ở đây là bạn có thể gây thêm 2% lên đối phương, và với một pháp sư sử dụng kĩ năng tầm xa thì không thể không lựa chọn.
Còn với Nuốt Chửng, bạn sẽ có tốc độ hồi máu là 1 máu 1 giây – bởi kết liễu một đơn vị sẽ hồi lại cho bạn 20 máu và điểm bổ trợ này có thời gian hồi là 20 giây. Cả 2 điểm bổ trợ này đều có lợi cho các pháp sư trong từng trận đấu, và hoàn cảnh khác nhau. Bạn có thể thử cả 2 và chọn cho mình một điểm phù hợp.
Ở sự lựa chọn thứ hai, bạn cần phải đánh giá sự cần thiết của lượng hút máu phép với một số tướng cụ thể. Tuy nhiên, hãy so sánh một chút về các chỉ số mà điểm cũng như các trang bị trong trận đấu đem lại. Sách Cũ có giá là 435 vàng và nó cho bạn 20 sức mạnh phép thuật, như vậy, trung bình 21.75 vàng cho một điểm sức mạnh phép thuật. Và hãy nhớ rằng , không có nhiều cá trang bị có khả năng hút máu phép trong trò chơi, ngoài Súng Hextech – nó cho bạn 12% hút máu phép và 40 sức mạnh phép thuật. Nếu chúng ta trừ đi lượng vàng tương đương với sức mạnh phép thuật, thì chỉ số hút máu phép sẽ có giá là 27.5 vàng 1%.
Như vậy, Hấp Huyết chỉ chỉ có giá là 55 vàng, so với lượng sức mạnh phép thuật trị giá 326.25 vàng ở điểm Tài Năng Thiên Bẩm – tại cấp 18. Giá trị của điểm Tài Năng Thiên Bẩm sẽ cân bằng với Hấp Huyết ở cấp độ 3, và sẽ vượt lên ở cấp 4. Vì vậy, nếu không phải sự lựa chọn cho tướng nhất định, thì Tài Năng Thiên Bẩm luôn là phép bổ trợ cần thiết cho các pháp sư khu vực đường giữa.
Lựa chọn thứ ba là một lựa chọn bắt bạn phải dự đoán được trận đấu sắp tới của mình như nào. Nếu bạn là một tướng gây sát thương lớn và không có lượng khả năng khống chế nào, thì Thợ Săn Tiền Thưởng là lựa chọn tốt hơn. Còn nếu bộ kĩ năng của bạn có khả năng khống chế và hợp với Kẻ Đàn Áp, thì lúc này bạn lại phải đưa ra lựa chọn. Thợ Săn Tiền Thưởng có khả năng gây sát thương gấp đôi so với Kẻ Đàn Áp, tuy nhiên, nó cần thời gian để có thể phát huy hiệu quả của mình. Còn với Kẻ Đàn Áp, thì bạn được hưởng lợi ngay từ đầu. Nếu bạn chọn Thợ Săn Tiền Thưởng, bạn sẽ phải tự tin vào khả năng của mình để đi hạ gục ít nhất 5 tướng phía địch để phát huy hiệu quả của nó. Chỉ khi bạn có 3 điểm hạ gục khác nhau, thì Thợ Săn Tiền Thưởng mới bắt đầu khỏe hơn Kẻ Đàn Áp.
Ở những trận đấu bạn bị dẫn trước, Kẻ Đàn Áp luôn là một điểm bổ trợ phù hợp. Chưa kể, nếu với một trận đấu bình thường, bạn sẽ phải mất từ khoảng 12 – 18 phút (tính từ lúc bắt đầu trận) mới có thể có ít nhất 3 điểm ở Thợ Săn Tiền Thường. Và nếu đội bạn lại có một “ngôi sao” khác, hoặc bị dẫn trước thì khả năng phải mất từ 25 – 32 phút mới có thể có được lượng sát thương đó. Cũng giống như Hấp Huyết/ Tài Năng Thiên Bẩm, bạn cần phải đưa ra lựa chọn phù hợp với các tướng cụ thể, tuy nhiên, trong mọi tình thế, thì Kẻ Đàn Áp sẽ luôn có lợi.
Không cần phải giải thích nhiều, bởi phần lớn với các pháp sư, Lửa Tử Thần sẽ là điểm bổ trợ then chốt của họ. Những tướng cấu rỉa sẽ kích hoạt nó mỗi khi sử dụng kĩ năng chính xác. Kể cả khi đi đường, lẫn khi giao tranh giai đoạn giữa – cuối trận đấu.
3% tốc độ di chuyển khi ra khỏi giao tranh là thứ rất quan trọng với các pháp sư, đặc biệt là những tướng có khả năng đảo đường mạnh, thế nhưng, nó vẫn không thể nào quan trọng bằng khả năng kết liễu quái vật được. Vì thế, Tàn Bạo sẽ là điểm bổ trợ được ưu tiên.
Cả hai điểm bổ trợ này đều cung cấp cho bạn một lượng sức mạnh cụ thể. Nếu bạn xác định rằng mình không thể có được bùa xanh – đồng đội không nhường chẳng hạn, hoặc bạn muốn chắc chắn thì hãy cầm theo Đam Mê Cổ Ngữ thay vì Hành Nang Bí Mật. Hai điểm bổ trợ này khá rõ ràng, nên hãy cân nhắc việc lựa chọn.
Tàn Nhẫn là một điểm bổ trợ cực tốt nếu bạn muốn chơi hổ báo và những tướng dạng dồn sát thương, 5% sát thương là rất lớn, tuy nhiên nó chỉ kích hoạt khi đánh vào một mục tiêu có dưới 40% máu, và không phải lúc nào cũng vậy. Bên cạnh đó, Thiền Định lại cho bạn khả năng hồi năng lượng cực tốt, nếu là các pháp sư dạng sử dụng nhiều kĩ năng, cấu rỉa thì không thể không cân nhắc điểm bổ trợ này được.
Nhưng nếu bạn có thể kiểm soát được lượng năng lượng của mình, và lên Quỷ Thư Morello sớm, thì Tàn Nhẫn sẽ là thứ vũ khí nguy hiểm nhất của bạn. Điểm bổ trợ Thiền Định khá hợp với một số pháp sư sử dụng nhiều năng lượng, ví dụ: Anivia.
Trò Chơi Nguy Hiểm sẽ luôn là điểm bổ trợ tốt hơn cho các pháp sư, tuy nhiên, Đạo Tặc cũng là một điểm đáng để thử. Nó sẽ cho bạn lượng vàng mỗi khi gây sát thương lên tướng địch ( 5 giây hồi ), 3 với mỗi tướng đánh xa và 10 với tướng tầm gần. Một vài tướng sẽ phát huy cực tốt hiệu quả của điểm bổ trợ này, đặc biệt là các tướng đánh gần mà có kĩ năng tầm xa.
Trò Chơi Nguy Hiểm luôn là điểm bổ trợ hoàn hảo cho các tướng dạng sát thủ, bởi lượng máu hồi lại đó sẽ giúp họ có thể thoát đi an toàn sau khi hạ gục mục tiêu một cách nhanh chóng, tuy nhiên, với Đạo Tặc, Phi Tiêu Sắc Lẻm của Zed sẽ thành một cỗ máy in vàng trong trò chơi. Nói thế thôi, trong trận đấu, bạn vẫn sẽ phải chọn Trò Chơi Nguy Hiểm thay cho Đạo Tặc.
Vậy theo các bạn, một tướng đi đường giữa nên cầm theo bảng bổ trợ nào và vì sao?
Trên đây là một bảng bổ trợ thông dụng cho các tướng pháp sư đường giữa. Có một số điểm bổ trợ ở trên bạn có thể lựa chọn khác – có rất nhiều sự lựa chọn trong bảng bổ trợ mới cho người chơi.
Ở lựa chọn thứ nhất, đó là sự lựa chọn giữa Gươm Hai Lưỡi và Nuốt Chửng. Giống như với cái tên của điểm bổ trợ, Gươm Hai Lưỡi sẽ là điểm giúp bạn phát huy hết sức mạnh của một tướng pháp sư, tuy nhiên, với lượng 2% sát thương nhận thêm, cũng có rất nhiều tranh cãi. Vài người thì nói rằng nếu phải nhận thêm sát thương, đặc biệt là với một tướng pháp sư mỏng manh, nó sẽ khá nguy hiểm, tuy nhiên không hẳn đúng, bởi không quan trọng lượng sát thương bạn nhận vào, mà điều tiên yếu ở đây là bạn có thể gây thêm 2% lên đối phương, và với một pháp sư sử dụng kĩ năng tầm xa thì không thể không lựa chọn.
Còn với Nuốt Chửng, bạn sẽ có tốc độ hồi máu là 1 máu 1 giây – bởi kết liễu một đơn vị sẽ hồi lại cho bạn 20 máu và điểm bổ trợ này có thời gian hồi là 20 giây. Cả 2 điểm bổ trợ này đều có lợi cho các pháp sư trong từng trận đấu, và hoàn cảnh khác nhau. Bạn có thể thử cả 2 và chọn cho mình một điểm phù hợp.
Ở sự lựa chọn thứ hai, bạn cần phải đánh giá sự cần thiết của lượng hút máu phép với một số tướng cụ thể. Tuy nhiên, hãy so sánh một chút về các chỉ số mà điểm cũng như các trang bị trong trận đấu đem lại. Sách Cũ có giá là 435 vàng và nó cho bạn 20 sức mạnh phép thuật, như vậy, trung bình 21.75 vàng cho một điểm sức mạnh phép thuật. Và hãy nhớ rằng , không có nhiều cá trang bị có khả năng hút máu phép trong trò chơi, ngoài Súng Hextech – nó cho bạn 12% hút máu phép và 40 sức mạnh phép thuật. Nếu chúng ta trừ đi lượng vàng tương đương với sức mạnh phép thuật, thì chỉ số hút máu phép sẽ có giá là 27.5 vàng 1%.
Như vậy, Hấp Huyết chỉ chỉ có giá là 55 vàng, so với lượng sức mạnh phép thuật trị giá 326.25 vàng ở điểm Tài Năng Thiên Bẩm – tại cấp 18. Giá trị của điểm Tài Năng Thiên Bẩm sẽ cân bằng với Hấp Huyết ở cấp độ 3, và sẽ vượt lên ở cấp 4. Vì vậy, nếu không phải sự lựa chọn cho tướng nhất định, thì Tài Năng Thiên Bẩm luôn là phép bổ trợ cần thiết cho các pháp sư khu vực đường giữa.
Lựa chọn thứ ba là một lựa chọn bắt bạn phải dự đoán được trận đấu sắp tới của mình như nào. Nếu bạn là một tướng gây sát thương lớn và không có lượng khả năng khống chế nào, thì Thợ Săn Tiền Thưởng là lựa chọn tốt hơn. Còn nếu bộ kĩ năng của bạn có khả năng khống chế và hợp với Kẻ Đàn Áp, thì lúc này bạn lại phải đưa ra lựa chọn. Thợ Săn Tiền Thưởng có khả năng gây sát thương gấp đôi so với Kẻ Đàn Áp, tuy nhiên, nó cần thời gian để có thể phát huy hiệu quả của mình. Còn với Kẻ Đàn Áp, thì bạn được hưởng lợi ngay từ đầu. Nếu bạn chọn Thợ Săn Tiền Thưởng, bạn sẽ phải tự tin vào khả năng của mình để đi hạ gục ít nhất 5 tướng phía địch để phát huy hiệu quả của nó. Chỉ khi bạn có 3 điểm hạ gục khác nhau, thì Thợ Săn Tiền Thưởng mới bắt đầu khỏe hơn Kẻ Đàn Áp.
Ở những trận đấu bạn bị dẫn trước, Kẻ Đàn Áp luôn là một điểm bổ trợ phù hợp. Chưa kể, nếu với một trận đấu bình thường, bạn sẽ phải mất từ khoảng 12 – 18 phút (tính từ lúc bắt đầu trận) mới có thể có ít nhất 3 điểm ở Thợ Săn Tiền Thường. Và nếu đội bạn lại có một “ngôi sao” khác, hoặc bị dẫn trước thì khả năng phải mất từ 25 – 32 phút mới có thể có được lượng sát thương đó. Cũng giống như Hấp Huyết/ Tài Năng Thiên Bẩm, bạn cần phải đưa ra lựa chọn phù hợp với các tướng cụ thể, tuy nhiên, trong mọi tình thế, thì Kẻ Đàn Áp sẽ luôn có lợi.
Không cần phải giải thích nhiều, bởi phần lớn với các pháp sư, Lửa Tử Thần sẽ là điểm bổ trợ then chốt của họ. Những tướng cấu rỉa sẽ kích hoạt nó mỗi khi sử dụng kĩ năng chính xác. Kể cả khi đi đường, lẫn khi giao tranh giai đoạn giữa – cuối trận đấu.
3% tốc độ di chuyển khi ra khỏi giao tranh là thứ rất quan trọng với các pháp sư, đặc biệt là những tướng có khả năng đảo đường mạnh, thế nhưng, nó vẫn không thể nào quan trọng bằng khả năng kết liễu quái vật được. Vì thế, Tàn Bạo sẽ là điểm bổ trợ được ưu tiên.
Cả hai điểm bổ trợ này đều cung cấp cho bạn một lượng sức mạnh cụ thể. Nếu bạn xác định rằng mình không thể có được bùa xanh – đồng đội không nhường chẳng hạn, hoặc bạn muốn chắc chắn thì hãy cầm theo Đam Mê Cổ Ngữ thay vì Hành Nang Bí Mật. Hai điểm bổ trợ này khá rõ ràng, nên hãy cân nhắc việc lựa chọn.
Nhưng nếu bạn có thể kiểm soát được lượng năng lượng của mình, và lên Quỷ Thư Morello sớm, thì Tàn Nhẫn sẽ là thứ vũ khí nguy hiểm nhất của bạn. Điểm bổ trợ Thiền Định khá hợp với một số pháp sư sử dụng nhiều năng lượng, ví dụ: Anivia.
Trò Chơi Nguy Hiểm sẽ luôn là điểm bổ trợ tốt hơn cho các pháp sư, tuy nhiên, Đạo Tặc cũng là một điểm đáng để thử. Nó sẽ cho bạn lượng vàng mỗi khi gây sát thương lên tướng địch ( 5 giây hồi ), 3 với mỗi tướng đánh xa và 10 với tướng tầm gần. Một vài tướng sẽ phát huy cực tốt hiệu quả của điểm bổ trợ này, đặc biệt là các tướng đánh gần mà có kĩ năng tầm xa.
Trò Chơi Nguy Hiểm luôn là điểm bổ trợ hoàn hảo cho các tướng dạng sát thủ, bởi lượng máu hồi lại đó sẽ giúp họ có thể thoát đi an toàn sau khi hạ gục mục tiêu một cách nhanh chóng, tuy nhiên, với Đạo Tặc, Phi Tiêu Sắc Lẻm của Zed sẽ thành một cỗ máy in vàng trong trò chơi. Nói thế thôi, trong trận đấu, bạn vẫn sẽ phải chọn Trò Chơi Nguy Hiểm thay cho Đạo Tặc.
Vậy theo các bạn, một tướng đi đường giữa nên cầm theo bảng bổ trợ nào và vì sao?